QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ PHÒNG QLCSVC
Ban hành theo Quyết định số: 335/QĐ-ĐHPĐ-CSVC, ngày 07 tháng 06 năm 2004
Chức năng:
Phòng Quản lý CSVC là cơ quan chức năng có nhiệm vụ tham mưu giúp Hiệu trưởng ra quyết định chỉ đạo và điều hành về công tác Quản lý CSVC; Tổ chức khai
thác, sử dụng cơ sở vật chất; Tổ chức mua sắm thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập và công tác; Thực hiện công tác vệ sinh môi trường, quản lý công tác
phòng cháy chữa cháy, giữ gìn trật tự an toàn trong trường...và trực tiếp tham gia một số khâu công tác.
Nhiệm vụ:
1-Quản lý CSVC:
a-Quản lý và bảo vệ cơ sở vật chất thuộc sở hữu của trường và thuê lại bao gồm: Đất đai, nhà xưởng, sân vườn, trạm điện, trạm cấp nước, khu vui chơi, công
trình phúc lợi...và quản lý tài sản, trang thiết bị, công cụ, dụng cụ lao động, học tập ; tổ chức tiếp nhận và quản lý tài sản, trang thiết bị được đầu tư,
tài trợ, biếu tặng...
b-Đề ra quy định về quản lý, các quy định và định mức quy trỡnh về mua sắm đổi mới, sử dụng, sửa chữa, bảo trì, khấu hao tài sản và các chế độ khác liên
quan đến cơ sở vật chất.
c-Lập danh sách phân loại tài sản, chủ trì tổ chức thống kê, kiểm kê định kỳ, đánh giá lại giá trị tài sản, xử lý các vấn đề liên quan đến cơ sở vật chất.
2. Tổ chức khai thác, sử dụng cơ sở vật chất.
a-Lập kế hoạch khai thác, sử dụng và sửa chữa định kỳ, đột suất cơ sở vật chất bao gồm: tài sản, phòng học, phòng máy, hội trường, phòng họp, trang thiết
bị, công cụ, dụng cụ lao động, học tập cho toàn Trường.
b-Hướng dẫn và kiểm tra việc quản lý và sử dụng cơ sở vật chất tại các đơn vị.
c-Bảo đảm cung cấp điện và cấp thoát nước trong nội bộ Trường.
d-Tổ chức các hoạt động dịch vụ bằng cách tận dụng cơ sở hiện có, chủ yếu là dịch vụ trường học và vui chơI giảI trí cho sinh viên.
3. Mua sắm trang thiết bị, công cụ lao động và dụng cụ học tập.
Xây dựng và trình Hiệu trưởng phê duyệt và tổ chức thực hiện:
a-Lập kế hoạch mua sắm hàng quý, hàng năm cho toàn trường gồm: trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập, công cụ, dụng cụ lao động, học tập, báo
chí, ấn phẩm, văn phòng phẩm....
b-Lập dự trù mua sắm bổ sung và giải quyết những nhu cầu mới phát sinh hoặc đột xuất.
c-Giúp Nhà trường lập và xét duyệt các dự án xây dựng phòng thí nghiệm, khu thực nghiệm...do các đơn vị đề xuất.
4. Duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa cơ sở vật chất.
a-Phòng Quản lý Cơ sở vật chất chịu trách nhiệm duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa cơ sở vật chất, tài sản, điện nước và các trang thiết bị, công cụ lao động do
Phòng được giao quản lý.
b-Các Khoa, Trung tâm chịu trách nhiệm sửa chữa duy tu, bảo dưỡng những trang thiết bị, công cụ và dụng cụ do các Khoa, Trung tâm được giao quản lý.
c-Các trường hợp khẩn cấp cần thay thế, sửa chữa, Phòng sẽ cùng đơn vị thực hiện sau đó báo cáo trình Hiệu trưởng.
5. Vệ sinh môi trường và cung cấp nước uống.
a-Đảm bảo vệ sinh lớp học, phòng làm việc, khu vệ sinh, khu công cộng và sân vườn Trường do Phòng quản lý phục vụ yêu cầu làm việc, giảng dạy, học tập và
sinh hoạt chung.
b-Phục vụ nước uống hàng ngày cho giáo viên tại phòng nghỉ giảng viên và cung cấp nước tinh khiết cho sinh viên.
c-Ký hợp đồng với công ty môi trường đô thị đảm bảo giữ gìn vệ sinh môi trường.
6. Bảo vệ tài sản, giữ gìn trật tự an toàn, phòng chống cháy nổ ở các khu vực.
a-Tổ chức bảo vệ cơ sở vật chất, tài sản và giữ gìn trật tự an toàn để đảm bảo cho các hoạt động như giảng dạy, học tập, hội họp, vui chơi giải trí... của
cán bộ, giáo viên và sinh viên trong trường.
b-Mua sắm công cụ, trang thiết bị phòng cháy chữa cháy và có biện pháp phòng chống cháy nổ, thiên tai, mưa bão bảo vệ an toàn cho người và tài sản.
c- Tổ chức các tổ trông giữ xe ở các khu vực phục vụ cán bộ, giáo viên, sinh viên và khách đến làm việc.
Phòng Quản lý Cơ sở vật chất trực tiếp điều hành “Đội quản lý nhà” theo quy định của Hiệu trưởng. Phòng phối hợp với các đơn vị trong Trường, quan hệ với
UBND và Công an địa phương để đề ra kế hoạch bảo vệ và giữ gìn trật tự an toàn, phòng chống cháy nổ, phòng chống thiên tai.