TUYỂN SINH SỬ DỤNG KẾT QUẢ KỶ
THI THPT QUỐC GIA:
Nguyên tắc lựa chọn tổ hợp các môn thi để xét tuyển
1. Duy trì tổ hợp các môn thi tương ứng với khối thi mà trường
đã sử dụng trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2014 và các năm
trước (sau đây gọi là khối thi truyền thống) để xét tuyển.
2. Nếu thay đổi các khối thi truyền thống, các tổ hợp môn thi đã
sử dụng để xét tuyển, các trường phải báo cáo Bộ GDĐT và thông báo công khai
trên trang thông tin điện tử của trường, các phương tiện thông tin đại chúng
khác ít nhất 3 năm trước khi áp dụng.
3. Những trường sử dụng tổ hợp môn thi mới ngoài các khối thi
truyền thống để xét tuyển cho một ngành hoặc nhóm ngành cần dành ít nhất 75%
chỉ tiêu của ngành hoặc nhóm ngành đó để xét tuyển theo các tổ hợp môn thi
tương ứng với các khối thi truyền thống.
4. Việc thêm các tổ hợp môn thi mới để xét tuyển được thực hiện
theo nguyên tắc:
a) Sử dụng kết quả của ít nhất 3 môn thi, trong đó có ít nhất
một trong hai môn Toán và Ngữ văn để xét tuyển; các môn thi đưa vào tổ hợp để
xét tuyển phải gắn với yêu cầu của chuyên ngành đào tạo; không sử dụng nhiều
hơn 4 tổ hợp môn thi để xét tuyển cho một ngành;
b) Đối với trường, ngành năng khiếu, sử dụng kết quả thi của ít
nhất một môn văn hoá kết hợp với kết quả các môn thi năng khiếu để xét tuyển.
5. Tùy
theo yêu cầu của ngành đào tạo, các trường có thể quy định môn thi chính được
nhân hệ số khi xét tuyển.
Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào
1. Căn cứ kết quả thi của thí sinh dự thi lấy kết quả kỳ thi
THPT quốc gia để xét tuyển ĐH, CĐ, Bộ GDĐT xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng
đầu vào để các trường xây dựng phương án xét tuyển.
2. Các trường ĐH, CĐ đóng trên địa bàn các tỉnh thuộc khu vực
Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ, được xét tuyển những thí sinh có hộ khẩu
thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm liên tục và tốt nghiệp trung học tại các
tỉnh thuộc khu vực này với kết quả thi (tổng điểm 3 môn thi của tổ hợp dùng để
xét tuyển) thấp hơn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào 1,0 điểm (theo thang điểm
10) và phải học bổ sung kiến thức một học kỳ trước khi vào học chính thức.
Chương trình bổ sung kiến thức do Hiệu trưởng các trường quy định.
Tổ chức xét tuyển
1. Đối với các trường
Tổ chức xét tuyển đối với những thí sinh đăng ký sử dụng kết quả
kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển:
a) Căn cứ ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GDĐT quy định,
các trường công bố điều kiện xét tuyển vào các ngành của trường và tổ chức xét
tuyển theo lịch của Bộ GDĐT.
Điểm xét tuyển đợt sau không thấp hơn điểm trúng tuyển đợt
trước.
b) Tổ
chức nhận và trả hồ sơ đăng ký xét tuyển (ĐKXT) của thí sinh theo nguyện vọng.
c) Căn
cứ chỉ tiêu tuyển sinh của trường và số thí sinh được tuyển thẳng (kể cả số học
sinh dự bị của trường và học sinh các trường Dự bị đại học được giao về
trường), HĐTS trường xem xét, quyết định phương án điểm trúng tuyển.
Các
trường có thể xây dựng phương án điểm trúng tuyển chung cho toàn trường hoặc
cho từng ngành, nhóm ngành của trường.
d) Cập
nhật dữ liệu ĐKXT vào trường lên hệ thống quản lý dữ liệu tuyển sinh quốc gia;
3 ngày một lần công bố trên trang thông tin điện tử của trường danh sách các
thí sinh ĐKXT xếp theo kết quả thi từ cao xuống thấp.
Kết
thúc mỗi đợt xét tuyển, công bố và gửi lên hệ thống quản lý dữ liệu tuyển sinh
quốc gia điểm trúng tuyển và danh sách thí sinh trúng tuyển.
2. Đối
với thí sinh:
a) Nộp
hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này và lệ phí ĐKXT cho trường qua đường bưu
điện theo hình thức thư chuyển phát nhanh hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại trường.
b) Đăng
kí xét tuyển nguyện vọng I:
-
Thí sinh dùng bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi dùng cho xét tuyển nguyện
vọng I để đăng ký. Thí sinh đã trúng tuyển nguyện vọng I, không được ĐKXT ở các
đợt xét tuyển tiếp theo;
- Trong
thời gian quy định của đợt xét tuyển này, thí sinh được quyền thay đổi ngành
học đã đăng ký hoặc rút hồ sơ ĐKXT để nộp vào trường khác.
c) Đăng
kí xét tuyển nguyện vọng bổ sung:
- Thí
sinh dùng 3 bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi dùng cho xét tuyển các nguyện
vọng bổ sung để đăng ký;
- Kết
thúc mỗi đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung, thí sinh không trúng tuyển được
quyền rút hồ sơ ĐKXT để đăng ký xét tuyển đợt tiếp theo.
d) Thí
sinh chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin trong hồ sơ ĐKXT và hồ
sơ đăng ký dự thi. Các trường có quyền từ chối tiếp nhận hoặc buộc thôi
học nếu thí sinh không đảm bảo các điều kiện trúng tuyển khi đối chiếu
thông tin trong hồ sơ ĐKXT và hồ sơ đăng ký dự thi với hồ sơ gốc.
3. Hồ
sơ ĐKXT gồm có:
a)
Phiếu ĐKXT có ghi rõ đợt xét tuyển, cho phép thí sinh đăng ký tối đa 4 ngành
(hoặc nhóm ngành) của một trường cho mỗi đợt xét tuyển. Các nguyện vọng này
được xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4;
b) Bản
chính Giấy chứng nhận kết quả thi tương ứng với đợt xét tuyển (nguyện vọng I
hay nguyện vọng bổ sung);
c) Một
phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh để trường thông
báo kết quả xét tuyển.
Triệu
tập thí sinh trúng tuyển đến
trường
1. Hội
đồng tuyển sinh trường gửi giấy triệu tập thí sinh trúng tuyển, trong đó ghi rõ
những thủ tục cần thiết đối với thí sinh khi nhập học.
2.
Trường tổ chức kiểm tra sức khoẻ cho thí sinh mới nhập học theo hướng dẫn của
liên Bộ Y tế và Bộ GDĐT.
3. Thí
sinh trúng tuyển vào trường cần nộp bản sao hợp lệ những giấy tờ sau đây:
a) Học
bạ;
b) Giấy
chứng nhận tốt nghiệp trung học tạm thời đối với những người trúng tuyển ngay
trong năm tốt nghiệp hoặc bằng tốt nghiệp trung học đối với những người đã tốt
nghiệp các năm trước. Những người mới nộp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời,
đầu năm học sau phải xuất trình bản chính bằng tốt nghiệp trung học để đối
chiếu kiểm tra;
c) Giấy
khai sinh;
d) Các
minh chứng để được hưởng chế độ ưu tiên quy định trong văn bản hướng dẫn của Bộ
GDĐT;
đ) Giấy
triệu tập trúng tuyển.
4. Đối
với thí sinh đến trường nhập học chậm sau 15 ngày trở lên kể từ ngày nhập học
ghi trong giấy triệu tập trúng tuyển:
a) Nếu
không có lý do chính đáng thì coi như bỏ học;
b) Nếu
đến chậm do ốm đau, tai nạn, có giấy xác nhận của bệnh viện quận, huyện trở lên
hoặc do thiên tai có xác nhận của UBND quận, huyện trở lên, các trường xem xét
quyết định tiếp nhận vào học hoặc bảo lưu kết quả tuyển sinh để thí sinh vào
học năm sau.
5. Chỉ
có Chủ tịch UBND cấp tỉnh mới có quyền ký quyết định giữ lại người đã trúng
tuyển, nhưng phải giải thích rõ lý do và căn cứ pháp luật của quyết định đó.
Những thí sinh bị địa phương giữ lại không cho đi học có quyền khiếu nại lên
các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo.
Kiểm
tra hồ sơ của thí sinh trúng tuyển
1. Khi
thí sinh đến nhập học, trường phải tổ chức kiểm tra hồ sơ đã nộp theo quy định
tại khoản 3 Điều 14 của Quy chế này.
2.
Trong quá trình sinh viên đang theo học tại trường, trường tổ chức thanh, kiểm
tra hồ sơ và kết quả thi của thí sinh theo quy định.
Sử
dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong công tác tuyển sinh
Các
trường cử cán bộ đủ trình độ làm chuyên trách công nghệ thông tin, chuẩn bị đủ
máy vi tính, máy in, lập địa chỉ e-mail; thực hiện đúng (về cấu trúc, quy
trình, thời hạn xử lý dữ liệu tuyển sinh) phần mềm quản lý thi THPT quốc gia và
phần mềm xét tuyển của Bộ GDĐT trong các khâu công tác sau đây:
1. Nhập dữ liệu từ hồ sơ ĐKXT của thí sinh, nhập dữ liệu về kết
quả sơ tuyển (nếu có).
2. In Giấy báo trúng tuyển cho thí sinh trúng tuyển, trong
đó ghi rõ kết quả thi của thí sinh.
3. Cập nhật thông tin ĐKXT, danh sách thí sinh trúng tuyển vào
hệ thống quản lý dữ liệu tuyển sinh quốc gia.
4. Tiến hành kiểm tra, đối chiếu thông tin trên hồ sơ ĐKXT của
thí sinh với thông tin trên cơ sở dữ liệu thi THPT quốc gia; người thực hiện
khâu kiểm tra này phải ký biên bản xác nhận và chịu trách nhiệm về công tác
kiểm tra.
5. Công bố danh sách thí sinh trúng tuyển trên trang thông tin
điện tử của trường, trên trang thông tin điện tử của Bộ GDĐT và phương tiện
thông tin đại chúng.
TUYỂN SINH TẠI CÁC TRƯỜNG TỔ CHỨC TUYỂN SINH RIÊNG:
Yêu cầu về đảm bảo chất lượng đầu vào đối với trường tuyển sinh
riêng
1. Đối với trường tuyển sinh bằng phương thức thi tuyển theo môn
hoặc xét tuyển dựa trên tổ hợp các môn học ở THPT, việc lựa chọn tổ hợp môn thi
hoặc tổ hợp môn học dùng để xét tuyển được thực hiện theo quy định tại Điều 11
của Quy chế này.
2. Đối với trường sử dụng phương án thi tuyển thực hiện theo quy
định tại điểm c khoản 1 Điều 3 của Quy chế này.
3. Đối với trường sử dụng phương án xét tuyển dựa vào kết quả
học tập THPT, điểm trung bình của từng môn học trong tổ hợp các môn dùng để xét
tuyển hoặc điểm trung bình chung của các môn học dùng để xét tuyển không nhỏ
hơn 6,0 đối với hệ ĐH và 5,5 đối với hệ CĐ (theo thang điểm 10).
4. Trường ĐH, CĐ đóng tại các tỉnh biên giới, vùng có điều
kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn và trường CĐ cộng đồng đào tạo nguồn nhân
lực cho địa phương có thể xét tuyển các thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm
trở lên, học 3 năm liên tục và tốt nghiệp THPT tại các tỉnh, địa phương này ở
mức thấp hơn 0,5 điểm so với mức quy định tại khoản 3 Điều này. Những học sinh
này phải học bổ sung kiến thức 1 học kỳ trước khi vào học chính thức. Chương
trình bổ sung kiến thức do Hiệu trưởng các trường quy định.
5. Đối với trường xét tuyển học sinh tốt nghiệp trung cấp vào
các ngành học trình độ CĐ, phải quy định rõ trong đề án tự chủ tuyển sinh cách
thức xét tuyển vào ngành học phù hợp và các tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu
vào.
6. Đối với các ngành năng khiếu thuộc khối ngành văn hóa - nghệ
thuật, điểm xét tuyển của các môn văn hóa phải đáp ứng yêu cầu tối thiểu để
hoàn thành chương trình phổ thông và được Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch, Bộ
GDĐT chấp thuận.
Tổ chức thi đối với các trường tuyển sinh bằng phương thức thi
tuyển hoặc kết hợp thi tuyển với xét tuyển
1. Yêu cầu về đề thi
a) Đối với các môn văn hóa: thực hiện theo quy định tại Quy chế
thi THPT quốc gia;
b) Đối với các môn thi năng khiếu và các môn thi đặc thù khác:
thực hiện theo quy định tại Quy chế tuyển sinh do Hiệu trưởng ban hành sau khi
lấy ý kiến của Hội đồng Khoa học và Đào tạo trường, báo cáo Bộ GDĐT và công bố
công khai trên trang thông tin điện tử của trường.
2. Tổ chức coi thi, chấm thi, chấm phúc khảo
Thực hiện theo Quy chế tuyển sinh của trường. Nội dung Quy chế
tuyển sinh của trường không được trái với các quy định trong Quy chế thi THPT
quốc gia.
Xét tuyển của các trường tuyển sinh riêng
1. Việc xét tuyển được thực hiện theo đề án tự chủ tuyển sinh
của trường.
2. Chế độ ưu tiên được thực hiện theo quy định tại Điều 7 của
Quy chế này.
3. Thời gian đăng ký thi tuyển, xét tuyển do Hiệu trưởng các
trường quy định phù hợp với phương thức tổ chức đào tạo tại trường và khung kế
hoạch thời gian năm học của giáo dục phổ thông. Thời gian kết thúc tuyển sinh
được thực hiện theo lịch của Bộ GDĐT.
4. Việc kiểm tra hồ sơ của thí sinh trúng tuyển được thực hiện
theo quy định tại Điều 15 của Quy chế này.
Xem chi tiết Quy chế tuyển sinh CĐ, ĐH hệ chính quy TẠI ĐÂY
Nguồn: http://giaoducthoidai.vn