Nhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYT

Tin nhanh

(Cập nhật ngày: 20/10/2014)

Bước vào đầu kỳ, mỗi sinh viên được nhận một đề tài và được sự hướng dẫn của một giáo viên. Phần lớn các đề tài được lấy từ thực tiễn và sản xuất. Theo sự chỉ dẫn của giáo viên, mỗi sinh viên phải trải qua 5 tuần thực tập theo hướng đề tài đã chọn. Đây là thời kỳ rất bận rộn nhưng đầy thú vị; ngày thì phải đi thư viện để tìm đọc tài liệu hoặc đi xuống nhà máy và phân xưởng để tìm hiểu thực tế sản xuất, tối thì vùi đầu vào máy tính để tra cứu tìm hiểu tài liệu…

Sau 1 tháng thực tập, sinh viên có 4 tháng (15tuần) để làm đồ án tốt nghiệp. Mỗi đề tài sinh viên phải có phần tổng quan thông báo tình hình thế giới và trong nước nghiên cứu vấn đề mình đang làm, có phần giới thiệu cơ sở lý thuyết đề tài nghiên cứu, phần thiết kế kỹ thuật và công nghệ.

Sinh viên chuyên ngành Điện tự động hóa có nhiều đề tài thú vị: thiết kế dây truyền tự động hóa sản xuất một đối tượng sản phẩm, tự động hóa cấp nước cho tòa nhà, tự động hóa xử lý nước thải, bãi đỗ xe tự động, thang máy tự động…

Sinh viên chuyên ngành Cơ điện tử thường đi theo hướng: Thiết kế chế tạo máy ví dụ như máy khoan CNC, máy phay CNC (máy gia công cơ khí có sự trợ giúp của máy tính), thiết kế chế tạo khuôn mẫu, chế tạo Robot…

Sinh viên chuyên ngành Hệ thống điện thường có các đề tài thiết kế trạm và đường dây, máy phát điện sức gió, trạm điện sử dụng năng lượng mặt trời …Với ngành Điện tự động hóa và Cơ điện tử mỗi đề tài đều có phần thiết kế hệ thống điều khiển, hệ thống chấp hành cơ khí, thủy lực, khí nén và hệ thống cảm biến liên Đặc biệt,các đề tài tốt nghiệp của Khoa Điện – Cơ điện tử trường Đại học Phương Đông đều phải có phần thiết kế chế tạo mô hình. Sinh viên phải tự đi ra của hàng lựa chọn liên kiện, phải tự xuống xưởng đứng máy gia công cưa, cắt, hàn, chế tạo các chi tiết và lắp ráp thành thiết bị. Các mô hình bắt buộc phải làm việc được, đảm bảo đúng nguyên lý lý thuyết đã thiết kế. Một phần không kém rắc rối nữa là phải nghiên cứu thiết kế các phần mềm điều khiển sao cho thiết bị làm việc đảm bảo độ chính xác yêu cầu.

Đặc biệt nhất của mùa làm tốt nghiệp năm nay là các thiết bị do sinh viên thiết kế được Câu lạc bộ Robot, xưởng Thực hành Điện – Tự động hóa, xưởng Cơ khí, xưởng Hàn, xưởng CNC, xưởng Phay – Tiện – Khoan hỗ trợ chế tạo nên hình dáng rất hoàn thiện, kết cấu hợp lý và có độ chính xác cao. Hệ thống điều khiển được lựa chọn bằng những Vi xử lý và linh kiện mới nhất được đóng hộp cẩn thận, khoa học, có tính thương mại cao. Nổi bật nhất là các đề tài: Thiết kế chế tạo máy khắc CNC do nhóm sinh viên Đỗ Đức Dũng, Nguyễn Đức Anh chuyên ngành cơ điện tử thực hiện dưới sự hướng dẫn của thạc sỹ Trần Quí Cao, đề tài thiết kế bộ điều khiển PID dùng cho điều khiển tốc độ do sinh viên Vũ Quang Ngọc dưới sự hướng dẫn của Thạc sỹ Hà Thanh Sơn, đề tài thiết kế chế tạo mô hình Trồng rau sạch tự động do sinh viên Mai Anh Tuấn dưới hướng dẫn của cô Ths Vũ Thị Quỳnh, đề tài thiết kế chế tạo Mô hình nhà kho tự động do sinh viên Đỗ Mạnh Quân dưới sự hướng dẫn của thạc sỹ Nguyễn Đức Thuận; Đề tài thiết kế chế tạo Robot Scara RRP do nhóm sinh viên Nguyễn Tiến Đạt, Lê Tuấn Ngọc dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Đinh Công Mễ…Ngoài ra còn có rất nhiều đề tài có giá trị khoa học,rất nhiều mô hình đã được chế tạo có thể sử dụng cho đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Ngày bảo vệ tốt nghiệp là ngày hội tưng bừng, sổi nổi nhất, để lại nhiều kỷ niệm khó quên. Sinh viên trình bày phần nghiên cứu, thiết kế, chế tạo mô hình trong đồ án trước hội đồng chấm tốt nghiệp, các thành viên hội đồng chất vấn và cuối cùng là bỏ phiếu đánh giá.

Kỳ bảo vệ tốt nghiệp năm nay của khóa 508 khoa Điện - Cơ điện tử trường Đại học Phương Đông có 56 sinh viên nhận đồ án thì 50 sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp với 32 sinh viên đạt kết quả loại khá, 18 sinh viên đạt loại trung bình,không có sinh viên kém.

Mỗi mùa bảo vệ tốt nghiệp là mỗi lần thầy và trò vui mừng khôn siết. Với tỷ lệ tốt nghiệp cao, các thầy cô và lãnh đạo Nhà trường yên tâm về hiệu quả giảng dạy của Khoa Điện cơ điện tử,góp phần đào tạo sinh viên thành con người “có trí, có đức, có chuyên môn với phương châm “Vững về lý thuyết, gỏi thực hành, thông thạo tin học và ngoại ngữ”.

Đối với sinh viên ngày bảo vệ tốt nghiệp là ngày đáng nhớ nhất trong cuộc đời, đánh dấu công lao học tập của 4,5 năm trên ghế nhà trường, đánh dấu công lao đào tạo dẫn dắt của các thầy cô, của lãnh đạo Khoa và Nhà Trường. Hình ảnh mái trường “Đại Học Phương Đông” sẽ in đậm mãi trong tâm trí của các tân kỹ sư khóa 508 khoa Điện – Cơ điện tử.



Tin cũ hơn

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHƯƠNG ĐÔNG
Cơ sở 1: 171 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Cơ sở 2: Số 4 Ngõ Chùa Hưng Ký, phố Minh Khai, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội
 Điện thoại:024-3784-8513 (14/15/16/17/18) | Tuyển sinh: 024.3784.7110 / 09.1551.7110  | Fax: 024-3784-8512 | Email: tuyensinh@phuongdong.edu.vn
Thống kế truy cập
Số người trực tuyến: 47
Số người đã truy cập: 947980