Hội thảo khoa học và đào tạo
Cơ điện tử - tự động hóa 2014
Nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập trường Đại học Phương Đông, khoa Điện – Cơ điện tử tiến hành “Hội thảo khoa học và đào tạo Cơ điện tử - Tự động hóa”.
Hội thảo lần này có trên 20 bài báo cáo của các thầy cô giáo và sinh viên tập trung vào các chủ đề về Cơ điện tử và Tự động hóa. Mở đầu hội thảo có bài
phảt biểu của chủ nhiệm khoa Điện - Cơ điện tử PGS TS Đinh Công Mễ về thành tựu 14 năm xây dựng và phát triển của khoa với hàng nghìn sinh viên đã ra
trường. Tiếp đến là báo cáo về nâng cao chất lượng đào tạo thực hành. Hoạt động nổi trội của khoa Điện – Cơ điện tử.
Báo cáo có nhiều bài viết có giá trị
về lý thuyết như: “Áp dụng phương pháp Newton – Raptson cải thiện tính toán và mô phỏng động học của Robot song phẳng 3RRR” của Th.S Nguyễn Đình Dũng. Bài
viết “Ứng dụng mạng Nơron trong thực hiện thuật toán nhận dạng ký tự” của Th.S Phạm Hải Yến. Bài viết “Nghiên cứu ứng dụng thuật toán mạng Nơron trong điều
khiển nhiệt độ lò, điện trở” của Th.S Nguyễn Hữu Hòa. Một số bài viết có giá trị cao về mặt thực tiễn như: “Nghiên cứu ứng dụng modul truyền thông UART
trong vi điều khiển 8bit của Viêt Nam SG8V1 chế tạo lập trình điều khiển thang máy tự động nhằm tăng tính năng, đơn giản hóa lắp đặt giảm chi phí” của KS
Khuất Đức Anh, KS Phạm Huy và KS Nguyễn Thanh Khiết. Bài viết “Lập trình phần mềm điều khiển giám sát mô hình hệ thống MiniCIM trong trường Đại học Phương
Đông” của sinh viên Lưu Văn Quyết lớp 510121; “Tự động giám sát và điều khiển quá trình nuôi trồng nấm” của Th.S Lại Bạch Thị Thu Hà; Bài viết “Ứng dụng
phần mềm Topsolid trong quá trình thiết kế” của sinh viên Trần Văn Minh lớp 510122 là các bài viết gây nhiều ấn tượng trong hội thảo.
Một số công trình
khác có giá trị về thiết kế kỹ thuật và công nghệ như: “Nghiên cứu thiết kế chệ tạo mô hình máy phay khắc CNC 3 trục” của Th.S Trần Qúy Cao; “Nghiên cứu
thiết kế hệ thống thấm Nito plasma nhiệt độ thấp” của Th.S Hà Thanh Sơn Đại học Phương Đông kết hợp với Th.S Lục Văn Thương – Viện thiết kế cơ khí; “Thiết
kế hệ thống liên lạc điện tử trong trường học” của Th.S Vũ Thị Quỳnh. Đó là một số công trình nghiên cứu có tính ứng dụng cao.
Bên cạnh các báo cáo về lý thuyết còn có một số báo cáo về vận hành quá trình đào tạo thực hành, đào tạo ESP trong khoa Điện – Cơ điện tử là những thành
tựu nổi bật trong hoạt động của khoa. Hàng tram đại biểu trong và ngoài trường tới dự hội thảo khoa học và đạo tạo lần này còn được tận mắt chứng kiến
những sản phẩm nghiên cứu, thiết kế chế tạo các mô hình thực hành, các thiết bị điều khiển tự động các sản phẩm về cơ điện tử - tự động hóa. Thầy và trò
khoa Điện – Cơ điện tử làm ra trưng bày trong gian “Techshow” của hội thảo. Mọi người không khỏi chầm chồ khen ngợi trước các thành tựu được trưng bày ở
hội thảo lần này. Hội thảo khoa học và đào tạo cơ điện tử - tự động hóa 2014 của khoa Điện – Cơ điện tử năm nay, số báo cáo có nhiều hơn hội thảo 2013,
chất lượng các báo cáo tốt hơn trước rõ rệt. Về lý thuyết một số báo cáo đã đề cập đến những vấn đề khó và giải quyết bài toán triệt để, đưa ra kết quả
thực tế. Về thiết kế chế tạo kỹ thuật, các báo cáo đã trình bày công trình cụ thể đưa ra những kết quả có tính ứng dụng cao trong thực tiễn, trước hết
nhiều mô hình được sử dụng, phục vụ cho đào tạo các chuyên ngành của khoa.
Nhìn chung hội thảo lần này đã thể hiện trình độ nguyên cứu lý thuyết ứng dụng thực tế của thầy và trò khoa Điện – Cơ điện tử được đưa lên tầm cao mới, để
lại ấn tượng sâu sắc cho các đại biểu tới dự.